Võ phái Thiên Môn Đạo Đền_Bách_Linh

Dư Xá Thượng được nhiều người biết đến là vùng đất nổi danh về võ với võ phái Thiên Môn Đạo. Nơi đây còn để lại nhiều dấu tích vua Đinh Bộ Lĩnh luyện quân và ngôi đền Bách Linh ghi tên tuổi của tổ sư môn phái Thiên Môn Đạo. Nền tảng võ học của Thiên Môn Đạo khác biệt hoàn toàn với võ Tây Sơn Bình Định. Những bí kíp của nó có từ thời Đinh Bộ Lĩnh, lưu truyền trong dân gian và được dòng họ Nguyễn Khắc ở Dư Xá Thượng, xã Hoà Nam, Ứng Hoà, Hà Nội bảo lưu cho đến tận ngày nay.[5]

Quá trình hình thành Thiên Môn Đạo gắn liền với lịch sử vùng đất Dư Xá Thượng từ thế kỷ X. Theo truyền thuyết của làng Dư Xá Thượng thì xưa kia Đinh Tiên Hoàng xuất quân từ Hoa Lư (Ninh Bình) đi qua các địa danh: chợ Vài, Ải, An Phú,… rồi mới ra tới Dư Xá Thượng tuyển quân trước khi đánh dẹp các sứ quân Đỗ Cảnh ThạcNguyễn Siêu. Khi tới thôn Dư Xá Thượng Vua đóng quân tại vị trí đền Bách Linh ngày nay và cho xây dựng doanh trại để rèn luyện võ thuật cho binh lính.

Tới nay Thiên Môn Đạo đã trải qua 5 thế hệ:

  • Người thành lập Thiên Môn Đạo là ông Nguyễn Khắc Cống, một võ tướng Tây Sơn. Có nhiều công lao trong đánh giặc ngoại xâm, được ghi tên trên bia đá tại đền Bách Linh thuộc địa phận huyện Hoài An, phủ ứng Thiên.
  • Trưởng môn đời thứ hai là Nguyễn Khắc Nhượng tiếp nối truyền thống, phát triển dòng võ gia truyền.
  • Trưởng môn đời thứ ba là cụ đồ Nguyễn Khắc Di. Cụ nổi tiếng là thầy dạy chữ nho và võ học cho đông đảo học trò trong vùng.
  • Trưởng môn đời thứ tư là Nguyễn Khắc Tri. Hoạt động cũng như sự tồn tại, phát triển Thiên Môn Đạo lúc này gắn liền với lịch sử chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam.
  • Trưởng môn đời thứ năm của Thiên Môn Đạo là võ sư Nguyễn Khắc Tuấn. Riêng ông Phấn kiêm trưởng tràng, trực tiếp phụ trách huấn luyện. Ông Thuấn, ông Huấn chăm lo cả việc bổ túc văn hóa cho môn sinh hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện tiếp tục việc học.